"Giây phút bắt gặp ánh mắt của cô ấy, tôi nghĩ đây chính là định mệnh của đời mình", Go Jun Hao (thường gọi là Raymond), 30 tuổi, giáo viên tiếng Anh tại TP HCM kể lại cuộc gặp đầu tiên với vợ hồi giữa năm 2016.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìThời đó, chị Đặng Thị Thúy (29 tuổi) quê Quảng Bình đang làm việc tại TP Ipoh, bang Perak. Một lần đến dự tiệc sinh nhật của bạn, Raymond bắt gặp cô gái Việt Nam có mái tóc dài, mắt to tròn cùng nụ cười duyên nên tới làm quen và xin số điện thoại.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBì"Tôi cũng đọc số theo phép lịch sự xã giao rồi lơ đi", chị Thúy nói.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìVợ chồng Thúy, Raymond hồi mới vào TP HCM lập nghiệp, năm 2021. Ảnh:Nhân vật cung cấp.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìTrước khi sang Malaysia, Thúy từng có một mối tình yêu xa với chàng trai ngoại quốc nhưng đã chia tay. Chị dặn lòng sẽ không bao giờ yêu người nước ngoài nữa để tránh "đi vào vết xe đổ". "Ấn tượng của tôi về anh lúc đó rất mờ nhạt", Thúy kể.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìSau hôm đó, ngày nào Raymond cũng nhắn tin cho Thúy bằng tiếng Anh. Hẹn cô đi cà phê, đi ăn nhưng Thúy không phản hồi. Một lần, anh rủ đi xem phim, chị đồng ý nhưng khi Raymond đến nhà, chị lại báo ốm không đi được.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìVề nhà, Raymond nhắn tin hỏi thăm và kết thúc bằng tuyên bố "Tôi nghĩ bạn đã có người yêu rồi. Tôi không làm phiền bạn nữa đâu".Thúy vẫn không trả lời và để mọi chuyện trôi qua.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìHai tháng sau, vào dịp Tết cổ truyền ở Malaysia, tất cả dịch vụ, hàng quán đóng cửa hết, Thúy không biết làm thế nào để mua được thực phẩm cho vài ngày tới. Lúc bí nhất, chị nhớ ra Raymond nên nhắn tin nhờ giúp. Tranh thủ một tiếng nghỉ trưa, anh sang chở chị đi mua đồ. Về đến nhà, Thúy đi vào thẳng, quên cả nói lời cảm ơn. Bốn ngày sau, Raymond gửi tin nhắn: "Bạn là người không tốt. Bạn chỉ nhớ đến tôi, cần tôi khi có việc. Sau khi xong thì bạn quên tôi luôn".
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBì"Lúc đó, tôi nghĩ là cô gái này chảnh quá", Raymond kể. "Như người Việt Nam nói là cô ấy qua cầu rút ván".
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìThúy thấy sốc vì lần đầu tiên có người thẳng thắn mắng mình "không tốt". Nhưng khi nhớ lại mọi chuyện, chị nhận ra đúng là mình thờ ơ, vô tâm quá. "Tôi chủ động nhắn tin và hẹn anh đi ăn", cô gái quê Quảng Bình kể.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìSau lần gặp gỡ đó, cả hai dần có cảm tình với nhau, Raymond chủ động nói lời yêu. Mỗi ngày anh nhắn tin cho bạn gái đều mở đầu bằng hai từ tiếng Việt sai chính tả "Ba ssa", học lỏm từ người bạn. "Tôi cứ tưởng đó là câu chào bằng tiếng Malay, phải mất cả tuần mới biết anh gọi mình là Bà xã", Thúy nói.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìGia đình nhỏ của Thúy cà phê cuối tuần ở TP HCM, tháng 2/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìYêu nhau 7 tháng, Thúy về thăm nhà. Raymond ngỏ ý đi cùng vì cũng muốn hiểu thêm về đất nước bạn gái. Ở Việt Nam gần một tháng, Thúy quyết định không trở lại Malaysia nữa. Chị hỏi đùa bạn trai có muốn ở lại Việt Nam không dù biết lúc đó anh đang có một công việc rất tốt và nhiều triển vọng trong một ngân hàng ở quê nhà. "Anh đồng ý ngay và đặt vé bay về Malaysia xin nghỉ việc, thưa chuyện với gia đình", Thúy kể.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìMười ngày sau, chàng trai Malaysia trở lại Việt Nam về Quảng Bình sống cùng gia đình bạn gái. "Đón anh ở sân bay Đà Nẵng tôi vẫn nghĩ đó là mơ", Thúy nói. Cuối năm 2017, họ đón tin vui có con đầu lòng và tổ chức lễ cưới.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìRaymond kể, những ngày đầu bạn gái dẫn về Quảng Bình, ai cũng nhìn anh cười rồi hỏi "Hai đứa đi mô về đó?". Anh cũng gật đầu, cười lại mặc dù không hiểu mọi người nói gì.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìSau ba tháng sống tại quê vợ, Raymond bắt đầu học tiếng Việt. "Trong nhà có rất nhiều danh xưng từ mệ, ba, mạ, o, dì, chú... tôi bị choáng và không tài nào nhớ hết", anh kể. Nhưng anh nghĩ, để hòa nhập được với cuộc sống ở đây cần thông thạo tiếng Việt nên cố gắng học. Raymond dần hạn chế nói tiếng Anh. Đến công ty anh cố gắng học tiếng Việt từ đồng nghiệp. Về nhà học từ Thúy và mẹ vợ.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBì"Cứ nhìn thứ gì anh cũng hỏi tiếng Việt nói thế nào rồi ghi chép lại", Thúy nói. Khoảng một năm, chàng rể ngoại quốc được khen nói tiếng Việt như "người miền Trung chính gốc".
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìNăm 2021, vợ chồng Thúy vào TP HCM lập nghiệp. Tại đây, cũng chỉ vì chất giọng đặc sệt Quảng Bình nên nhiều lần Raymond bị hiểu nhầm là người miền Trung. "Vào đây tôi nói "dớp", "chơ răng", "làm răng", họ không hiểu. Có người gốc Quảng Bình nghe giọng mình cứ nhận là đồng hương", anh cười kể lại.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìRaymond và Thúy đưa con trai về thăm ông bà nội ở Malaysia năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìMẹ vợ Raymond, bà Trần Thị Uyên (65 tuổi) cho biết sự xuất hiện của chàng rể khiến cho gia đình bà lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười. Bà kể, có lần dì của Thúy về quê chơi, Raymond ra "Chào chị". "Tôi cứ buồn cười vì O, dì thì con rể cứ gọi chị, cậu hay chú gọi anh", bà nói.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìLần gần nhất, bà Uyên vào Sài Gòn thăm con. Lúc nấu ăn, bà nhờ con rể đi siêu thị mua một ít rau "ngổn" (tiếng Quảng Bình). "Tôi hỏi nhân viên "Ở đây có rau ngổn không em". Họ lắc đầu không biết đó là loại rau gì. Gọi hỏi vợ mới biết là rau ngò", anh kể.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìGần 6 năm sống ở Việt Nam, Raymond cho biết đã yêu đất nước này và xem như quê hương thứ hai của mình. Nhiều lần Thúy thử lòng chồng, hỏi anh có muốn về lại Malaysia sống không, anh đều dứt khoát nói "Không. Vì lỡ yêu vợ và yêu luôn nơi này".
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìHai năm dịch Covid-19, vợ chồng Thúy chưa về lại Malaysia. Dự kiến hè này họ sẽ đưa con trai sang thăm ông bà.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìRaymond chia sẻ cảm nhận khi sống tại Việt Nam. Video: Nhân vật cung cấp.
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBìMinh Tâm
àngrểMalaysianóitiếngViệtnhưtraiQuảngBì